GIỚI THIỆU

CDN

Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT - tiền thân là Trường Công nhân Kỹ thuật Lâm nghiệp I Trung ương. Trường được thành lập năm 1970 (theo Quyết định số 1104 ngày 05/9/1970 của Tổng cục...

next

HÌNH ẢNH

TIN TỨC icon TIN TỨC NỘI BỘ

Tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng phải có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 và 2/6

Tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng phải có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 và 2/6


  • icon
  • icon
  • icon


Tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng phải đạt ngoại ngữ bậc 1/6 và 2/6  trong CEFR

Thông tư 12 của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/6/2017, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng.

Theo đó, người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp phải có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6; người học sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng phải có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

 

Khung ngoại ngữ của Việt Nam gồm 6 bậc

Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. Nó được chia làm 3 cấp và 6 bậc. Khung này xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực nghe, nói, đọc, viết tương thích với tiêu chí xác định 6 bậc do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành, trong đó bậc 1 là thấp nhất và bậc 6 là cao nhất. Cụ thể:

 

Bậc 1 (sơ cấp) tương thích với bậc A1 trong CEFR.

1. Mô tả tổng quát

Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.

2. Mô tả các kỹ năng

2.1. Mô tả kỹ năng nghe

2.1.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng nghe

- Có thể theo dõi và hiểu được lời nói khi được diễn đạt chậm, rõ ràng, có khoảng ngừng để kịp thu nhận và xử lý thông tin.

2.1.2. Nghe hội thoại giữa những người bản ngữ hay những người không trực tiếp đối thoại

- Có thể hiểu được những đoạn hội thoại rất ngắn, cấu trúc rất đơn giản, tốc độ nói chậm và rõ ràng về các chủ đề cá nhân cơ bản, trường lớp học và những nhu cầu thiết yếu.

2.1.3. Nghe trình bày và hội thoại

- Không có đặc tả tương ứng.

2.1.4. Nghe thông báo, hướng dẫn, chỉ dẫn

- Có thể hiểu, làm theo những chỉ dẫn ngắn và đơn giản được truyền đạt chậm và cẩn thận.

2.1.5. Nghe đài và xem truyền hình

- Không có đặc tả tương ứng.

2.2. Mô tả kỹ năng nói

2.2.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng nói độc thoại

- Có thể đưa ra và hồi đáp các nhận định đơn giản liên quan đến các chủ đề rất quen thuộc như bản thân, gia đình, trường lớp học hoặc nhu cầu giao tiếp tối thiểu hằng ngày.

2.2.2. Nói độc thoại: Mô tả kinh nghiệm

- Có thể mô tả về người nào đó, nơi họ sống và công việc của họ.

2.2.3. Nói độc thoại: Lập luận

- Không có đặc tả tương ứng.

2.2.4. Nói độc thoại: Trình bày trước người nghe

- Có thể đọc những đoạn ngắn đã chuẩn bị trước, ví dụ: giới thiệu một diễn giả, đề nghị nâng ly chúc mừng.

2.2.5. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng nói tương tác

- Có thể giao tiếp ở mức độ đơn giản với tốc độ nói chậm và thường xuyên phải yêu cầu người đối thoại với mình nhắc lại hay diễn đạt lại. Có thể hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản, khởi đầu và trả lời những câu lệnh đơn giản thuộc những lĩnh vực quan tâm và về những chủ đề quen thuộc.

2.2.6. Nói tương tác: Hội thoại

- Có thể giới thiệu, chào hỏi và tạm biệt trong giao tiếp cơ bản.

- Có thể hỏi thăm tình hình của mọi người và phản hồi với các tin tức đó.

2.2.7. Nói tương tác: Giao dịch hàng hóa và dịch vụ

- Có thể thực hiện các giao dịch về hàng hóa và dịch vụ một cách đơn giản.

- Có thể xử lý con số, khối lượng, chi phí và thời gian.

2.2.8. Nói tương tác: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

- Có thể trả lời phỏng vấn không sử dụng thành ngữ những câu hỏi trực tiếp đơn giản với tốc độ nói chậm và rõ ràng về thông tin bản thân.

2.2.9. Phát âm và độ lưu loát

- Phát âm rõ ràng những từ, cụm từ và cách diễn đạt đã được học.

- Có thể sử dụng các phát ngôn rất ngắn, biệt lập, chủ yếu là những cấu trúc đã học tuy vẫn còn ngập ngừng để tìm cách diễn đạt.

2.2.10. Độ chuẩn xác và phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội

- Có thể sử dụng một số ít các cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu đã học.

- Có thể sử dụng các nhóm từ, cách diễn đạt lịch sự đơn giản nhất hằng ngày, bao gồm: chào hỏi, giới thiệu, nói xin mời, cảm ơn, xin lỗi, v.v…

2.2.11. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ bài thi

- Có thể chỉ hoàn thành một số ít phần đơn giản nhất của nhiệm vụ bài thi (trả lời các gợi ý đơn giản) ở mức rất hạn chế; phần lớn các câu trả lời có thể không phù hợp, mơ hồ hoặc bị bỏ qua (có thể do không hiểu văn bản).

2.3. Mô tả kỹ năng đọc

2.3.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng đọc

- Có thể hiểu các đoạn văn bản rất ngắn và đơn giản về các chủ đề đã học như bản thân, gia đình, trường lớp, bạn bè v.v…

2.3.2. Đọc lấy thông tin và lập luận

- Có thể hiểu sơ bộ nội dung của các văn bản đơn giản, quen thuộc hoặc các đoạn mô tả ngắn, đặc biệt là khi có minh họa kèm theo.

2.3.3. Đọc tìm thông tin

- Có thể nhận diện các tên riêng, các từ quen thuộc, các cụm từ cơ bản nhất trên các ghi chú đơn giản, thường gặp trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.

2.3.4. Đọc văn bản giao dịch

- Có thể hiểu các thông điệp ngắn, đơn giản trên bưu thiếp.

- Có thể đi theo các bản chỉ dẫn đường ngắn, đơn giản (ví dụ: đi từ X tới Y).

2.3.5. Đọc xử lý văn bản

- Có thể viết lại các từ đơn và các văn bản ngắn được trình bày ở dạng in chuẩn.

2.4. Mô tả kỹ năng viết

2.4.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng viết sản sinh

- Có thể viết những cụm từ, câu ngắn về bản thân, gia đình, trường lớp, nơi làm việc.

2.4.2. Viết sản sinh: Viết sáng tạo

- Có thể viết những cụm từ, câu đơn giản về bản thân và những người trong tưởng tượng, nơi sống và công việc của họ.

2.4.3. Viết sản sinh: Viết báo cáo và tiểu luận

- Không có đặc tả tương ứng.

2.4.4. Viết tương tác: Đặc tả tổng quát cho kỹ năng viết tương tác

- Có thể yêu cầu hoặc cung cấp thông tin cá nhân bằng văn bản.

2.4.5. Viết tương tác: Thư từ giao dịch

- Có thể viết, đáp lời một bưu thiếp, điền các bảng, biểu mẫu đơn giản.

2.4.6. Viết tương tác: Ghi chép, nhắn tin, điền biểu mẫu

- Có thể viết và điền các con số, ngày tháng, tên riêng, quốc tịch, địa chỉ, tuổi, ngày sinh khi đến một quốc gia, ví dụ: điền vào một mẫu đăng ký khách sạn.

2.4.7. Xử lý văn bản

- Có thể chép lại những từ đơn hay văn bản ngắn được trình bày dưới dạng in chuẩn.

2.4.8. Tiêu chí ngôn ngữ chung

- Có kiến thức cơ bản về cách diễn đạt đơn giản các thông tin cá nhân và nhu cầu cụ thể.

2.4.9. Phạm vi từ vựng

- Có vốn từ cơ bản gồm các từ, cụm từ đơn lẻ thuộc các tình huống cụ thể.

2.4.10. Kiểm soát từ vựng

- Không có đặc tả tương ứng.

2.4.11. Độ chính xác về ngữ pháp

- Chỉ dùng được một cách hạn chế một số cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu đơn giản trong vốn ngữ pháp đã được học.

2.4.12. Độ chính xác về chính tả

- Có thể chép lại các từ và các cụm từ ngắn, quen thuộc như các biển hiệu hoặc các lời chỉ dẫn đơn giản, tên các vật dụng hằng ngày, tên các cửa hiệu và các cụm từ thường xuyên sử dụng. Có thể viết đúng chính tả địa chỉ, quốc tịch và các thông tin cá nhân khác.

Bậc 2 (sơ cấp) tương thích với bậc A2 trong CEFR.

 

1. Mô tả tổng quát

Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

2. Mô tả các kỹ năng

2.1. Mô tả kỹ năng nghe

2.1.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng nghe

- Có thể hiểu những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày (về gia đình, bản thân, mua sắm, nơi ở, học tập và làm việc…) khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.

- Có thể hiểu được ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.

2.1.2. Nghe hội thoại giữa những người bản ngữ hay những người không trực tiếp đối thoại

- Có thể xác định được chủ đề của các hội thoại diễn ra chậm và rõ ràng.

2.1.3. Nghe trình bày và hội thoại

- Không có đặc tả tương ứng.

2.1.4. Nghe thông báo, hướng dẫn, chỉ dẫn

- Có thể hiểu được ý chính trong các thông báo hay tin nhắn thoại ngắn, rõ ràng, đơn giản.

- Có thể hiểu những hướng dẫn chỉ đường, sử dụng phương tiện giao thông công cộng đơn giản.

2.1.5. Nghe đài và xem truyền hình

- Có thể xác định thông tin chính của các bản tin trên đài và truyền hình tường thuật các sự kiện, tai nạn v.v…

2.2. Mô tả kỹ năng nói

2.2.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng nói độc thoại

- Có thể giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến công việc và thời gian rảnh rỗi.

- Có thể truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn nhưng chưa thể duy trì được các cuộc hội thoại.

2.2.2. Nói độc thoại: Mô tả kinh nghiệm

- Có thể mô tả về gia đình, điều kiện sống, trình độ học vấn, công việc hiện tại và công việc gần nhất trước đó.

- Có thể mô tả những những hoạt động trong cuộc sống thường ngày như tả người, địa điểm, công việc và kinh nghiệm học tập.

- Có thể mô tả các kế hoạch, thói quen hằng ngày, các hoạt động trong quá khứ và kinh nghiệm cá nhân.

- Có thể diễn đạt đơn giản về điều mình thích hay không thích.

2.2.3. Nói độc thoại: Lập luận

- Không có đặc tả tương ứng.

2.2.4. Nói độc thoại: Trình bày trước người nghe

- Có thể trình bày ngắn gọn thông tin đã được chuẩn bị trước về một chủ đề quen thuộc thường ngày, trình bày được lý do và lý giải một cách ngắn gọn cho những quan điểm, kế hoạch và hành động.

- Có thể trả lời những câu hỏi trực tiếp với điều kiện có thể được hỏi lại và người nghe hỗ trợ giúp diễn đạt cách trả lời.

2.2.5. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng nói tương tác

- Có thể giao tiếp về những vấn đề đơn giản, trao đổi thông tin đơn giản và trực tiếp về những vấn đề quen thuộc liên quan tới công việc và cuộc sống hằng ngày nhưng chưa thể duy trì hội thoại theo cách riêng của mình.

- Có thể giao tiếp một cách dễ dàng bằng những hội thoại ngắn trong những tình huống giao tiếp xác định mà không cần nỗ lực quá mức.

2.2.6. Nói tương tác: Hội thoại

- Có thể xử lý các giao tiếp xã hội ngắn nhưng chưa duy trì được hội thoại theo cách riêng của mình.

- Có thể sử dụng cách chào hỏi lịch sự, đơn giản thường ngày.

- Có thể mời, đề nghị, xin lỗi, cảm ơn và trả lời lời mời, đề nghị và xin lỗi.

- Có thể nói điều mình thích và không thích.

- Có thể tham gia những hội thoại ngắn trong những ngữ cảnh quen thuộc và về những chủ đề quan tâm.

2.2.7. Nói tương tác: Giao dịch hàng hóa và dịch vụ

- Có thể yêu cầu và cung cấp hàng hóa và dịch vụ hằng ngày như gọi ăn trong nhà hàng.

- Có thể lấy những thông tin cơ bản về hàng hóa và dịch vụ tại các cửa hàng, bưu điện hoặc ngân hàng.

- Có thể cung cấp và hiểu các thông tin liên quan tới số lượng, con số, giá cả cho các hàng hóa, dịch vụ.

- Có thể xử lý những tình huống hằng ngày khi đi du lịch như về chỗ ở, ăn uống và mua sắm.

2.2.8. Nói tương tác: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

- Có thể trả lời và khẳng định quan điểm của mình bằng diễn ngôn đơn giản khi trả lời phỏng vấn.

- Có thể làm cho người phỏng vấn hiểu được và trao đổi ý kiến, thông tin về những chủ đề quen thuộc, đôi khi vẫn cần nhắc lại câu hỏi hoặc tìm cách diễn đạt dễ hiểu hơn.

2.2.9. Phát âm và độ lưu loát

- Phát âm rõ ràng, tương đối chính xác nhóm từ, cách diễn đạt và câu ngắn tuy người đối thoại đôi khi vẫn phải yêu cầu nhắc lại.

- Có thể làm người đối thoại hiểu ý mình bằng cách bổ sung các chi tiết nhỏ, mặc dù còn ngập ngừng, cắt ngắn ý và khó khăn tìm cách diễn đạt lại.

2.2.10. Độ chuẩn xác và phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội

- Có thể sử dụng một số cách diễn đạt phù hợp liên quan đến các chủ đề hằng ngày.

- Có thể giao tiếp phù hợp với vai và hoàn cảnh giao tiếp đơn giản trong gia đình, lớp học, công việc thông thường.

2.2.11. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ bài thi

- Chỉ hoàn thành phần đơn giản nhất của nhiệm vụ bài thi (trả lời các gợi ý đơn giản) ở mức rất hạn chế; phần lớn các câu trả lời có thể không phù hợp, mơ hồ hoặc bị bỏ qua (có thể do không hiểu văn bản).

2.3. Mô tả kỹ năng đọc

2.3.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng đọc

- Có thể hiểu các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể, có thể sử dụng những từ thường gặp trong công việc hoặc đời sống hằng ngày.

2.3.2. Đọc lấy thông tin và lập luận

- Có thể xác định được thông tin cụ thể trong các văn bản đơn giản như thư từ, tờ thông tin và các bài báo ngắn mô tả sự kiện.

2.3.3. Đọc tìm thông tin

- Có thể tìm được các thông tin cụ thể, dễ đoán trước trong các văn bản đơn giản thường gặp hằng ngày như quảng cáo, thực đơn, danh mục tham khảo và thời gian biểu.

- Có thể định vị thông tin cụ thể trong các danh sách và tìm được thông tin mong muốn (ví dụ: sử dụng danh bạ điện thoại để tìm ra số điện thoại một loại hình dịch vụ nào đó).

- Có thể hiểu được các biển báo, thông báo trong các tình huống hằng ngày ở nơi công cộng (trên đường phố, trong nhà hàng, ga tàu hỏa…) hay ở nơi làm việc, ví dụ biển chỉ đường, biển hướng dẫn, biển cảnh báo nguy hiểm.

2.3.4. Đọc văn bản giao dịch

- Có thể hiểu các loại thư từ và văn bản điện tử cơ bản (thư hỏi đáp, đơn đặt hàng, thư xác nhận, v.v...) về các chủ đề quen thuộc.

- Có thể hiểu các loại thư từ cá nhân ngắn gọn, đơn giản.

- Có thể hiểu các quy định, ví dụ quy định về an toàn, khi được diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản.

- Có thể hiểu các hướng dẫn sử dụng đơn giản cho các thiết bị trong đời sống hằng ngày như điện thoại công cộng.

2.3.5. Đọc xử lý văn bản

- Có thể nhận ra và tái hiện các từ và cụm từ hoặc các câu ngắn từ một văn bản.

- Có thể sao chép các văn bản ngắn được trình bày dạng in hoặc viết tay.

2.4. Mô tả kỹ năng viết

2.4.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng viết sản sinh

- Có thể viết các mệnh đề, câu đơn giản và nối với nhau bằng các liên từ như: và, nhưng, vì.

2.4.2. Viết sản sinh: Viết sáng tạo

- Có thể viết những cụm từ hay những câu đơn giản về gia đình, điều kiện sống, quá trình học tập và công việc hiện tại.

- Có thể viết tiểu sử giả tưởng một cách ngắn gọn.

2.4.3. Viết sản sinh: Viết báo cáo và tiểu luận

- Không có đặc tả tương ứng.

2.4.4. Viết tương tác: Đặc tả tổng quát cho kỹ năng viết tương tác

- Có thể viết những ghi chú ngắn, sử dụng biểu mẫu về những vấn đề thuộc lĩnh vực quan tâm.

2.4.5. Viết tương tác: Thư từ giao dịch

- Có thể viết những thư cá nhân đơn giản để cảm ơn hoặc xin lỗi.

2.4.6. Viết tương tác: Ghi chép, nhắn tin, điền biểu mẫu

- Có thể hiểu được những tin nhắn ngắn, đơn giản.

- Có thể viết các tin nhắn ngắn, đơn giản liên quan tới những vấn đề thuộc lĩnh vực quan tâm.

2.4.7. Xử lý văn bản

- Có thể lựa chọn và tái tạo những từ, cụm từ quan trọng, hay những câu ngắn từ một đoạn văn ngắn trong khả năng và kinh nghiệm giới hạn của bản thân. Có thể chép lại những đoạn văn bản ngắn.

2.4.8. Tiêu chí ngôn ngữ chung

- Có vốn ngôn ngữ cơ bản để xử lý các tình huống hằng ngày với nội dung có thể đoán trước, mặc dù người viết vẫn phải điều chỉnh nội dung thông điệp và tìm từ. Có thể diễn đạt ngắn gọn những nhu cầu đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày cụ thể như thông tin cá nhân, thói quen hằng ngày, mong muốn, nhu cầu, hỏi thông tin. Có thể sử dụng những kiểu câu đơn giản, những đoản ngữ, cụm từ ngắn được ghi nhớ, những mô thức giao tiếp để diễn đạt về bản thân, về người khác, công việc, địa danh, vật sở hữu v.v… Có vốn từ hạn chế gồm những cụm từ ngắn được ghi nhớ về những tình huống cấp thiết có thể đoán trước; trong những tình huống không quen thuộc, vẫn thường xảy ra những hiểu nhầm và gián đoạn giao tiếp.

2.4.9. Phạm vi từ vựng

- Có đủ vốn từ để thực hiện các giao dịch thường nhật liên quan đến các tình huống và chủ đề quen thuộc. Có đủ vốn từ để diễn đạt những nhu cầu giao tiếp cơ bản và để xử lý những nhu cầu tối giản.

2.4.10. Kiểm soát từ vựng

- Có khả năng kiểm soát được vốn từ hẹp thuộc các nhu cầu cụ thể hằng ngày.

2.4.11. Độ chính xác về ngữ pháp

- Sử dụng chính xác một số cấu trúc đơn giản nhưng vẫn mắc các lỗi cơ bản một cách hệ thống như có thiên hướng nhầm lẫn giữa các thì, không sử dụng dạng thích hợp của động từ với chủ ngữ. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn thể hiện được rõ ràng ý mình muốn truyền đạt.

2.4.12. Độ chính xác về chính tả

- Có thể chép các câu ngắn về các chủ đề hằng ngày, ví dụ các câu chỉ đường. Có thể viết chính xác âm tiết của các từ ngắn (không nhất thiết chuẩn mực tuyệt đối) sẵn có trong vốn từ khẩu ngữ của người học.

Bậc 3 (trung cấp) tương thích với bậc B1 trong CEFR.

Bậc 4 (trung cấp) tương thích với bậc B2 trong CEFR.

Bậc 5 (cao cấp) tương thích với bậc C1 trong CEFR.

Bậc 6 (cao cấp) tương thích với bậc C2 trong CEFR.

Chi tiết Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam