TIN TỨC TIN TỨC ĐÀO TẠO
Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8, có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2015. Có thể nói, đây là một đạo luật đã thể chế hóa triệt để chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI. Sau đây là một số điểm đổi mới trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Chúng tôi xin giới thiệu một số điểm mới căn bản của Luật giáo dục nghề nghiệp.
Một là: Đổi mới về cấp trình độ đào tạo trong giáo giục nghề nghiệp. Giáo dục nghề nghiệp đào tạo 3 cấp trình độ, gồm: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.
Hai là: Đổi mới về tên gọi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng.
Ba là: Đổi mới về tổ chức, quản lý đào tạo. Việc tổ chức đào tạo được thực hiện theo 3 phương thức: niên chế, tích lũy Mô-đun hoặc tích lũy tín chỉ.
Bốn là: Đổi mới về thời gian đào tạo. Thời gian đào tạo trung cấp đối với người tốt nghiệp trung học cơ sở còn từ 1 đến 2 năm tùy theo ngành nghề đào tạo, người học không bắt buộc phải học văn hóa trung học phổ thông. Thời gian đào tạo sơ cấp tối thiểu là 300 giờ.
Năm là: Đổi mới về chương trình đào tạo. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tự chủ xây dựng chương trình đào tạo dựa trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không ban hành chương trình khung đối với từng nghề.
Sáu là: Đổi mới về danh hiệu đối với người học. Người tốt nghiệp cao đẳng được công nhận danh hiệu Kỹ sư thực hành hoặc Cử nhân thực hành.
Bảy là: Đổi mới về chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhà nước ưu tiên cho thuê cơ sở vật chất, thiết bị để đào tạo. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không phân biệt công lập hay tư thục đều được tham gia đấu thầu, đặt hàng đào tạo; vay vốn ưu đãi từ chương trình, dự án trong và ngoài nước; tham gia chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý trong và ngoài nước bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước...
Tám là: Đổi mới về chính sách đối với người học. Miễn học phí cho đối tượng chính sách xã hội, người tốt nghiệp trung học cơ sở, người học các ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; người học các ngành nghề chuyên môn, đặc thù. Những kiến thức, kỹ năng mà người học tích lũy được trong quá trình làm việc và kết quả các mô-đun, tín chỉ, môn học người học đã học, đã tích lũy được trong quá trình học tập được công nhận và không phải học lại. Người học thuộc đối tượng chính sách xã hội được hưởng chính sách nội trú khi tham gia chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Chính sách đối với người học sau khi tốt nghiệp, được tuyển dụng, xếp lương...
Chín là: Đổi mới về chính sách đối với nhà giáo. Quy định rõ tên gọi, chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo đó nhà giáo trong trung tâm giáo giục nghề nghiệp, trường trung cấp được goi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên. Chính sách tôn vinh, kéo dài thời gian làm việc đối với nhà giáo.
Mười là: Đổi mới về chính sách đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp để tính thu nhập chịu thuế khi doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp...
Trích từ nguồn: http//ww. tcdn.gov.vn
- BẾ GIẢNG CÁC LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NĂM 2020 TẠI LẠNG SƠN 13/11/2020
- Hội thi tay nghề HSSV năm học 2018-2019 17/04/2019
- Hội thảo tiêu chí trường nghề chất lượng cao 18/08/2017
- Tổng kết Hội thi tay nghề học sinh, sinh viên năm học 2016-2017 05/04/2017
- Văn bản mới liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp 10/03/2017
- Khai giảng lớp Đào tạo Lao động nông thôn tại Tân Thành - Hữu Lũng 24/06/2015