GIỚI THIỆU

CDN

Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT - tiền thân là Trường Công nhân Kỹ thuật Lâm nghiệp I Trung ương. Trường được thành lập năm 1970 (theo Quyết định số 1104 ngày 05/9/1970 của Tổng cục...

next

HÌNH ẢNH

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH icon Giới thiệu

Giới thiệu chung

Giới thiệu chung


  • icon
  • icon
  • icon


Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - tiền thân là Trường Công nhân Kỹ thuật Lâm nghiệp I Trung ương. Trường được thành lập năm 1970 (theo Quyết định số 1104 ngày 05/9/1970 của Tổng cục Lâm nghiệp, nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT). Trường được nâng cấp thành trường Trung cấp nghề năm 2007 và  Cao đẳng nghề năm 2009 theo Quyết định thành lập số: 671/QĐ-LĐTBXH, ngày 27/05/2009 của Bộ LĐ-TBXH. Trường ở cạnh quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, Trường cách Hà Nội 70 km về phí Bắc và cách thành phó Lạng Sơn 70km về phía Nam.

Đội ngũ giáo viên:

Hiện nay Trường có 157 cán bộ, giáo viên và người lao động. Trong đó tổng số giáo viên cơ hữu là 127 người, bao gồm: 02 Tiến sĩ (1,3%), 27 Thạc sĩ (17,2%), 110 Cử nhân, kỹ sư (70%), 18 người trình độ khác (11,5%).

Cơ sở vật chất:

Nhà trường có cơ sở vật chất tốt để phục vụ các hoạt động đào tạo gồm:  gần 500 ha rừng và đất rừng, hệ thống vườn ươm và nhà nuôi cấy mô phục vụ đào  tạo nhóm nghề nông lâm nghiệp; các nhà xưởng được trang bị máy móc, thiết bị phục vụ các nhóm nghề chế biến lâm sản, cơ khí, điện; hệ thống sân bãi, xe, máy các loại phục vụ đào tạo nhóm nghề vận hành máy thi công và lái xe ô tô các hạng.

Nghề đào tạo:

Hiện nay Nhà trường đào tạo nghề theo các cấp trình độ:

1. Trình độ Cao đẳng nghề, gồm 12 nghề:

Lâm sinh; Thú y; Kiểm lâm; Mộc xây dựng và trang trí nội thất; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Công nghệ ô tô; Hàn; Điện công nghiệp; Điện tử dân dụng; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Kế toán doanh nghiệp.

2. Trình độ Trung cấp nghề, gồm 18 nghề:

Lâm sinh; Quản lý cây xanh đô thị; Khuyến nông lâm; Kiểm lâm; Thú y; Mộc xây dựng và trang trí nội thất; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Công nghệ ô tô; Hàn; Điện công nghiệp; Điện dân dụng; Điện tử đân dụng; Cơ điện nông thôn; kỹ thật máy lạnh và điều hòa không khí; Cấp, thoát nước; Vận hành máy thi công nền; Kế toán doanh nghiệp.

3. Đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng nghề, gồm 12 nghề:

Lâm sinh; Thú y; Kiểm lâm; Mộc xây dựng và trang trí nội thất; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Công nghệ ô tô; Hàn; Điện công nghiệp; Điện tử dân dụng; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Kế toán doanh nghiệp.

4. Đào tạo cấp chứng chỉ Sư phạm dạy nghề cho giáo viên và giảng viên:

Đào tạo và cấp Chứng chỉ Sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ TCN, giảng viên dạy CĐN; chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy Sơ cấp nghề; Chứng chỉ bồi dưỡng kỹ năng dạy hoc.

5. Trình độ Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng:

Nhà trường được cấp phép dạy 37 nghề trình độ sơ cấp nghề về các lĩnh vực thuộc phạm vi ngành nghề đào tạo Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề của Nhà trường. Ngoài ra hàng năm Trường tham gia tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn theo nhu cầu của người lao động và các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ.

Hiệu quả đào tạo

Hiện nay, từ chỗ là Trường dạy nghề lâm nghiệp khó tuyển sinh trong nhiều năm từ 1991-1995, đến nay Trường đã trở thành trường đa ngành, đa cấp trình độ đào tạo mà trọng tâm trọng điểm là các nghề thuộc nhóm nghề nông lâm nghiệp, chế biến gỗ với lưu lượng hằng năm từ 2.000-2.500 học sinh, sinh viên.

Nhà trường có mối quan hệ với nhiều địa phương và doanh nghiệp trong cả nước, qua đó góp phần thúc đẩy các hoạt động đào tạo và giới thiệu việc làm cho người học; HSSV của Nhà trường tốt nghiệp ra trường với nhiều cơ hội việc làm và thu nhập ổn định theo nghề, được các địa phương và doanh nghiệp đánh giá cao về khả năng thích ứng và kỹ năng tay nghề khi tham gia sản xuất.

Nguồn lực qua đào tạo tại Nhà trường đã góp phần đáng kể cho nguồn lao động trong vùng và cả nước đặc biệt là góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Những kết quả và hiệu quả đào tạo như trên đã khẳng định sự nghiệp phát triển đào tạo bền vững của Trường là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, miền núi theo tinh thần Nghị quyết TW2 khoá VIII về  “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” và tinh thần phát triển giáo dục và đào tạo của Đại hội IX của Đảng. Đặc biệt là thực hiện “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.